Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

Những quan điểm khác nhau về giáo dục trong lịch sử

Theo thuyết sinh học hay thuyết tiền định: Sự phát triển nhân cách do yếu tố di truyền quyết định, môi trường và giáo dục không có vai trò gì trong sự phát triển nhân cách. Sai lầm cơ bản của thuyết này là tuyệt đối hóa ảnh hưởng của yếu tố di truyền. Đại diện cho quan điểm này là giai cấp tư sản trong thời kỳ đầu của cách mạng tư sản, họ cho rằng những đứa trẻ da đen hoặc xuất thân trong tầng lớp hạ lưu thì đều không có khả năng được giáo dục thành công.
Theo thuyết duy cảm: Môi trường là yếu tố quyết định sự phát triển nhân cách, giáo dục là “vạn năng”. Thuyết này cho rằng trẻ em như “tờ giấy trắng”, môi trường và giáo dục tác động như thế nào thì trẻ sẽ phát triển như thế ấy. Sai lầm cơ bản của thuyết này là tuyệt đối hóa ảnh hưởng của yếu tố môi trường và giáo dục. Đại diện cho quan điểm này là nhà giáo dục người Mỹ- John Locker, ông đã từng phát biểu rằng: ' Trẻ em như một tờ giấy trắng và nhà giáo dục có thể viết vẽ bất cứ thứ gì lên đó'.Điều này có nghĩa là nhân cách của một đứa trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào bàn tay 'nhào nặn' của nhà giáo dục
Các quan điểm trên liệu có đúng đắn hay không? Thực tiễn lịch sử đã cho thấy tính phiến diện, sai lầm của các quan điểm đó. Chỉ đến khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời, nó đã chứng minh rằng: Giáo dục chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, giáo dục không có tính “vạn năng”, không có tính quyết định mà chỉ đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách
Vai trò chủ đạo của GD được hiểu như thế nào thì xin mời quý vị xem tiếp ở các bài viết sau.

2 nhận xét: